Khi mà ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng phát triển, việc bảo quản thực phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được việc điều chỉnh nhiệt độ trong kho lạnh một cách chuẩn xác nhất. Vì lẽ đó, mà bài viết dưới đây, Kho Vận Miền Nam xin chia sẻ chi tiết về việc điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh chuẩn nhất cho nhiều loại sản phẩm cụ thể.


Mục Lục
Phân loại kho lạnh theo nhiệt độ
Dựa vào tiêu chí nhiệt độ thì kho lạnh được chia thành những loại sau:
Kho lạnh bảo quản: hàng hóa bảo quản chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản. Nhiệt độ trong kho lạnh bảo quản trong khoảng -2 độ C đến 5 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số rau quả nhiệt đới cần bảo quan ở nhiệt độ cao hơn như: chuối >10 độ C.
Kho lạnh bảo quản đông: để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông (thực phẩm có nguồn gốc là động vật). Nhiệt độ bảo quản sẽ tùy thuộc vào loại thực phẩm, nhưng tối thiểu là -18 độ C với mục đích là các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá trình bảo quản.
Kho gia lạnh: dùng gia lạnh hàng hóa trước khi chuyển sang khâu chế biến và nhiệt độ thường là 0 độ C.
Kho bảo quản nước đá: nhiệt độ trong kho tối thiểu là -4 độ C.
Yêu cầu chung về nhiệt độ kho lạnh
Trong kho lạnh, nhiệt độ bảo quản thực phẩm phụ thuộc vào chính loại thực phẩm và thời gian bảo quản.
Sản phẩm trữ đông như: hải sản, thịt … thì phải ở nhiệt độ khá thấp, tầm -18 độ C. Nhiệt độ của kho phải đảm bảo bằng nhiệt độ tại tâm của sản phẩm sau khi cấp đông. Điều này, vô cùng quan trọng để tránh hiện tượng rã đông và tái kết tinh cho thực phẩm.Sản phẩm như rau, củ, quả … nhiệt độ bảo quản cao hơn thực phẩm đông lạnh, trong khoảng từ từ 0 đến 5 độ C.
Vì vậy, dựa vào tính chất khác nhau của từng loại sản phẩm, nên đòi hỏi kho lạnh phải đảm bảo được duy trì nhiệt độ trong khoảng từ -20 đến 20 độ C để có thể phù hợp với từng loại sản phẩm.
Bảng điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh chuẩn nhất
Bảng tiêu chuẩn nhiệt độ kho lạnh đối với đồ hộp rau quả
Sản phẩm | Loại hộp | Nhiệt độ Bảo quản (độ C) | Độ ẩm (%) | Thời gian bảo quản (tháng) | |
Côm – pốt quản | Hộp sắt | 0 – 5 | 65 – 75 | 8 | |
Đồ hộp rau | Hộp sắt | 0 – 5 | 65 – 75 | 8 | |
Nước rau và quả
| Tiệt trùng | Chai
| 0 – 10
| 65 – 75
| 7
|
Thanh trùng | Chai | 0 – 10 | 65 – 75 | 4 | |
Rau ngâm ướp muối, quả ngâm dấm | Thùng gổ lớn | 0 – 1 | 90 – 95 | 10 | |
Nấm ướp muối đầm dấm
| Thùng gổ lớn
| 0 – 1
| 90 – 95 | 8 | |
Quả sấy | Gói giấy, đóng thùng | 0 – 5 | 65 – 75 | 12 | |
Rau sấy | Đóng thùng | 0 – 5 | 65 – 75 | 10 | |
Nắm sấy | Gói giấy, đóng thùng | 0 – 6 | 65 – 75 | 12 | |
Lạc cả vỏ | Gói giấy, đóng thùng | -1 | 75 – 85 | 10 | |
Lạc nhân | Gói giấy, đóng thùng | -1 | 75 – 85 | 5 | |
Mứt thanh trùng trong hộp kín, rim | Hộp sắt, đóng thùng | 2 – 20 | 80 – 85 | 3 – 5 | |
Mứt không kín, rim | Thùng gổ lớn | 1 – 15 | 80 – 85 | 3 | |
Mứt thanh trùng trong hộp kín | Hộp sắt, đóng thùng | 0 – 20 | 80 – 85 | 3 – 5 | |
Mứt không thanh trùng | Thùng gổ lớn | 10 – 15 | 80 – 85 | 3 | |
Mứt ngọt | Thùng gổ lớn | 0 – 2 | 80 – 85 | 2 – 6 |
Bảng tiêu chuẩn nhiệt độ kho lạnh đối với rau, củ, quả tươi
Sản phẩm | Nhiệt độ bảo quản (độ C) | Độ ẩm (%) | Thông gió | Thời gian bảo quản |
Bưởi | 0 – 5 | 85 | Mở | 1 – 2 tháng |
Cam | 0.5 – 2 | 85 | Mở | 1 -2 tháng |
Chanh | 1 – 2 | 85 | Mở | 1-2 tháng |
Chuối chín | 14 – 16 | 85 | Mở | 5-10 ngày |
Chuối xanh | 11.5 – 13.5 | 85 | Mở | 3-10 tuần |
Dứa chín | 4 – 7 | 85 | Mở | 3 – 4 tuần |
Dứa xanh | 10 | 85 | Mở | 4 – 6 tháng |
Đào | 0 – 1 | 85 – 90 | Mở | 4 – 6 tháng |
Táo | 0 -3 | 90- 95 | Mở | 3 – 10 tháng |
Cà chua chín | 2 – 2.5 | 75 – 80 | Mở | 1 tháng |
Cà rốt | 0 – 1 | 90 -95 | Mở | Vài tháng |
Cà chua xanh | 6 | 80 – 90 | Mở | 10 – 14 ngày |
Dưa chuột | 0 – 4 | 85 | Mở | Vài tháng |
Đậu khô | 5 – 7 | 70 – 75 | Đóng | 9 – 12 tháng |
Đậu tươi | 2 | 90 | Mở | 3 – 4 tuần |
Hành | 0 – 1 | 75 | Mở | 1 – 2 năm |
Khoai tây | 3 – 6 | 85 – 90 | Mở | 5 – 6 tháng |
Nấm tươi | 0 – 1 | 90 | Mở | 1 – 2 tuần |
Rau muống | 5 – 10 | 80 – 90 | Mở | 3 – 5 tuần |
Cải xà lách | 3 | 90 | Mở | 3 tháng |
Xu hào | 0 – 0.5 | 90 | Mở | 2 – 6 tháng |
Cài bắp, xúp lơ | 0 – 1 | 90 | Mở | 4 tuần |
Su su | 0 | 90 | Mở | 2 tuần |
Đu đủ | 8 – 10 | 80 – 85 | Mở | 10 ngày |
Quả bơ | 4 – 11 | 85 | Mở | 10 ngày |
Khoai lang | 12 – 15 | 85 | Mở | 5 – 6 tuần |
Bông actiso | 10 | 85 | Mở | 2 tuần |
Mít chín (múi) | 8 | 90 | Mở | 1 tuần |
Thanh long | 12 | 90 | Mở | 4 tuần |
Măng cụt | 12 | 85 | Mở | 3 – 4 tuần |
Bảng tiêu chuẩn nhiệt độ kho lạnh đối với thực phẩm đông lạnh
Sản phẩm | Nhiệt độ bảo quản | Thời gian bảo quản (tháng) |
Thịt bò | -18 | 12 |
Thịt heo cả da | -18 | 8 |
Thịt heo không da | -18 | 6 |
Phủ tạng | -18 | 12 |
Mỡ tươi làm lạnh đông | -18 | 12 |
Mỡ muối | -18 | 6 |
Bơ | -18 | 3 |
Cá muối | -20 | 8 |
Các các loại | -25 | 10 |
Tôm, mực | -25 | 6 |
Quít không đường | -18 | 9 |
Quits với siro đường | -18 | 12 |
Chanh | -18 | 9 |
Hồng | -18 | 8 |
Chuối, đu đủ | -18 | 5 |
Đậu Hà Lan | -18 | 4 |
Khi bảo đảm nhiệt độ kho lạnh cần chú ý gì?
Vấn đề thất thoát nhiệt trong kho khi bảo quản là việc cần lưu ý. Để nhằm hạn chế hiện tượng này, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng quạt chắn gió để ngăn khí nóng từ bên ngoài tràn vào
- Kho có diện tích lớn có thể sử dụng phòng đệm để ngăn không khí
- Bạn cũng có thể sử dụng một số thiết bị như cửa tò vò hay màn nhựa…
Bên cạnh đó bạn có thể sử sụng hệ thống giám sát nhiệt độ kho lạnh, quản lý nhiệt độ kho lạnh như: cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm kho; cảm biến đo điện áp, dòng điện thiết bị làm lạnh cảnh báo sớm khi thiết bị gặp sự cố; bộ điều khiển trung tâm, thu thập tín hiệu cảm biến xử lý và điều khiển, gửi dữ liệu về trung tâm, đưa ra cảnh báo có vấn đề thất thường …
Hệ thống giám sát này có tác dụng: tự động theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho lạnh; quản lý và thống kê nhiệt độ kho lạnh một cách chi tiết; đưa ra cảnh báo, thông báo sớm ngay khi có bất kỳ chỉ số nào có sai lệch.
Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết “điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh chuẩn nhất”, hy vọng bạn có những phương pháp sử dụng và điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh đúng cách để bảo quản hàng hóa đạt chất lượng tốt nhất